Thư điện tử, tin nhắn SMS/iMessage và thư viện ảnh có khả năng bị “xem trộm”?

Dù trong nhiều trường hợp rất khó để từ chối, nhưng có lẽ điều bạn lo lắng nhất là họ có thể làm những gì với chiếc điện thoại đã được mở khoá sẵn, ngay cả khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn? Một tình huống cũng khá trớ trêu khác là khi bạn bị cán bộ hải quan yêu cầu kiểm tra ngẫu nhiên tại sân bay hay cửa khẩu…

Dù trong nhiều trường hợp rất khó để từ chối, nhưng có lẽ điều bạn lo lắng nhất là họ có thể làm những gì với chiếc điện thoại đã được mở khoá sẵn, ngay cả khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn? Một tình huống cũng khá trớ trêu khác là khi bạn bị cán bộ hải quan yêu cầu kiểm tra ngẫu nhiên tại sân bay hay cửa khẩu…

Hàng ngày, chúng ta vẫn dùng điện thoại để đặt vé xem phim, đặt chỗ nhà hàng, đặt vé máy bay, khách sạn, các dịch vụ thanh toán trực tuyến và ngân hàng điện tử… Nói như vậy đủ thấy chiếc điện thoại nhỏ bé nhưng chứa đựng rất nhiều thông tin quan trọng và nhạy cảm liên quan tới đời sống cá nhân của mỗi người. Vậy trong trường hợp xấu nhất là người mượn thực sự có ý đồ xấu đối với bạn, thì họ có thể làm được những gì với chiếc iPhone? Những rủi ro và nguy cơ nào đang hiện hữu với bạn nếu cho người khác mượn điện thoại trong tình trạng mở khoá?

Trên thực tế, việc để cho người khác sử dụng iPhone của bạn mà không thể “giám sát” liên tục không đem đến nhiều rủi ro như bạn nghĩ. Nếu bạn có sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoặc cái một số ứng dụng tài chính trên iPhone của mình, thì khả năng cao là người mượn điện thoại của bạn cũng không thể truy cập vào các app đó. Bởi đa số những ứng dụng dạng này thường sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt Face ID, cảm biến vân tay Touch ID hoặc một mã PIN để xác thực danh tính của bạn. Do đó, kể cả khi người lạ cầm được trên tay chiếc điện thoại đã mở khoá của bạn cũng không thể truy cập được vào ứng dụng ngân hàng – trừ trường hợp họ “chĩa” máy về phía mặt bạn để xác thực Face ID!

Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng lưu trữ các thông tin, dữ liệu nhạy cảm cũng được bảo mật bằng các công cụ xác thực bổ sung tương tự. Ví dụ, các ứng dụng quản lý mật khẩu như LastPass và 1Password cũng yêu cầu bạn xác thực bằng Face ID, Touch ID hoặc mật mã để truy cập.

Thư điện tử, tin nhắn SMS/iMessage và thư viện ảnh có khả năng bị “xem trộm”

Nếu điện thoại của bạn nằm ngoài “tầm mắt” của chủ nhân, thì nhiều khả năng người lạ/người mượn có thể đọc được toàn bộ các thông báo, ảnh, tin nhắn SMS/iMessage cùng nhiều thứ khác nữa. Nói ngắn gọn, bất kỳ thứ gì mà bạn có thể truy cập sau khi điện thoại được mở khoá (mà không có lớp bảo vệ bổ sung như trên) thì đều có thể bị người mượn xem được. Điều không may là, lượng dữ liệu và thông tin đó là… rất nhiều!

Điều nguy hiểm là người mượn có thể mở các ứng dụng như Messages (Tin nhắn), Mail (Thư điện tử) hoặc Facebook và gửi tin nhắn cho người khác bằng tài khoản của bạn. Nếu có ý đồ xấu, những người này còn có thể đăng tải một thông điệp có tính xúc phạm lên tài khoản mạng xã hội của bạn hoặc gửi thư điện tử có nội dung không lấy làm “hay ho” cho lắm tới sếp của bạn. Chưa kể, người mượn máy còn có thể mở trình duyệt web, xem trộm lịch sử truy cập Internet của bạn và sử dụng dịch vụ trên các trang web mà bạn đã đăng nhập tài khoản của mình vào. Tất cả những điều trên đều có thể xảy ra, tuỳ thuộc vào “âm mưu” và mức độ thành thạo về công nghệ của người mượn máy.

Trên thực tế, những người có quyền truy cập vào điện thoại của bạn khi được mở khoá thậm chí còn có thể tự gửi cho chính họ những bức ảnh nhạy cảm của bạn hay những đoạn tin nhắn bí mật mà bạn chắc chắn không muốn tiết lộ ra ngoài.

Về lý thuyết, người mượn máy còn có thể sử dụng chức năng xác thực bằng tin nhắn văn bản (SMS) để “cướp” quyền truy cập vào các tài khoản của bạn. Đơn giản, họ chỉ cần chọn chức năng đặt lại (reset) mật khẩu, sử dụng email hoặc tin nhắn SMS để nhận mã kích hoạt hoặc đường link tạo lại mật khẩu, và đặt mật khẩu mới là xong.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.